Bài mới

Nhận xét mới

Bảng từ Hán-Việt Việt Nam

Đây là bảng từ các từ Hán-Việt dùng cho các khái niệm, thuật ngữ có trong thư tịch chữ Hán của Việt Nam mà nghĩa gốc của từ Hán không có. Ví dụ từ hàm 鹹 trong các tự điển chữ Hán chỉ có nghĩa là vị mặn, không có nghĩa là mắm, trong khi trong thư tịch  chữ Hán của Việt Nam nó được dùng với nghĩa là mắm.

Bảng từ được bổ sung dần dần.

bàng (cây): sơn phong  

cà phê: dương trà 洋茶

gỗ giổi: lả mộc 㰁木 
gỗ lim: thiết mộc 鐵木 [gỗ lim thuộc chi Erythrophleum, trong khi thiết mộc trong tiếng Trung thuộc chi Ostrya]

hương hồn: 香魂 [linh hồn người chết (từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê), khác với hương hồn trong Hán ngữ là hồn của mỹ nhân (Hán ngữ đại từ điển). Hương hồn trong tiếng Việt là đối dịch của từ gandharva trong tiếng Phạn, một khái niệm trong Phật giáo]
hương linh: 香靈 [đối dịch của gandharva, x. hương hồn]

kỳ nam (cây): kỳ nam  𪻳

mắm: hàm 
mắm cá: ngư hàm 鹹  (hàm ngư 魚 là cá muối, cá mắm)
mắm muối: hàm diêm 
mắm rươi: đại hỏa hàm 
mắm tôm: hà hàm 
nước mắm: thủy hàm 鹹, hàm thủy 水, hải hàm 海鹹

rươi (con): đại hỏa trùng 火虫




  

Chuyện Chu Lệ Vương và bịt miệng

Chu Lệ vương (? - 828 TCN) bạo ngược kiêu ngạo, người trong nước đều chỉ trích vua. Thiệu công can gián nói: “Dân không chịu nổi chính lệnh nữa rồi”. Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những kẻ chỉ trích, đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu. Năm thứ ba mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói, đi đường chỉ dùng ánh mắt nhìn nhau. Lệ vương vui mừng, bảo Thiệu công rằng: “Ta có thể cấm tuyệt lời chỉ trích rồi, không ai dám nói nữa”. Thiệu công nói: “Ấy là bịt miệng vậy. Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu?” Vua không nghe. Thế rồi cả nước chẳng ai dám nói lời nào, ba năm sau theo nhau tạo phản, tấn công Lệ vương. Lệ vương bỏ chạy đến đất Trệ.
(Sử ký của Tư Mã Thiên, Trần Quang Đức dịch)

Hoa phi hoa

Hoa phi hoa
Vụ phi vụ
Dạ bán lai
Thiên minh khứ
Lai như xuân mộng kỷ đa thời
Khứ tự triêu vân vô mịch xứ

Bạch Cư Dị

Hoa đâu hoa 

Móc đâu móc
Đến nửa đêm
Đi trời mọc
Đến như xuân mộng được bao lâu
Đi tựa mây mai đâu chốn tróc


Bài từ này do Bạch Cư Dị tự sáng tác, và tên điệu từ được lấy từ câu đầu tiên. Phần nhạc khúc còn lưu lại trong Toái kim tục phổ. Bài từ này hiện nay còn có một số người khác viết phần nhạc, như Hoàng Tự, Hoàng Hữu Lệ, và cách thức diễn xướng có khác nhau. Clip dưới đây là do Vương Tác Hân hát theo nhạc của Hoàng Tự.


Còn diễn xướng theo nhạc phổ trong Toái kim tục phổ có thể nghe ở đây: http://cls.hs.yzu.edu.tw/mp3/ode/%AA%E1%ABD%AA%E1%A1%D0%A5%D5%A9~%A9%F6.MP3

花非花
霧非霧
夜半來
天明去
來如春夢幾多時
去似朝雲無覓處
  白居易

Haiku

 photo buom1_zps549c06dc.jpg

蝶とんで我身も塵のたぐひ哉
cho tonde waga mi mo chiri no tagui kana
Issa

Cánh bướm chập chờn
thân tôi
cũng là cát bụi


Gần như vào album

Gần như vào album (*)

Anh nghe thấy sấm sét và sẽ nhớ tới em
Sẽ nghĩ em đã ước mong giông tố...

Quầng mây trời sẽ sậm màu thm đỏ
Còn trái tim dường khi đó trong lửa cháy lòa

Điều đó sẽ xảy ra vào cái ngày Mạc--khoa
Khi em sẽ rời xa đô thành vĩnh viễn

Và tiến tới biên trời ước nguyện 
Giữa các người lưu lại bóng hình em 

Anna Akhmatova

(*) Bài thơ nằm trong chùm ba bài thơ Ba lá Mạc-tư-khoa.

Почти в альбом

Услышишь гром и вспомнишь обо мне,
Подумаешь: она грозы желала…
Полоска неба будет твердо-алой,
А сердце будет как тогда - в огне.


Случится это в тот московский день,
Когда я город навсегда покину
И устремлюсь к желанному притину,
Свою меж вас еще оставив тень.
Анна Ахматова


Sen hồ Tây

 photo dahoptan_zpsdcd0c908.jpg

Không lên hồ Tây ngắm sen nở là một quyết định sáng suốt. Nghĩ cũng tội cho thân phận hoa sen. Vẫn cứ phải tươi tắn khoe sắc bên những vai, những ngực, uốn éo tủm tỉm tạo dáng khoe tình. Bao giờ mùa thu mới tới để nghe tiếng mưa trên những tàu lá khô. "Lưu đắc khô hà thính vũ thanh", câu thơ của Lý Nghĩa Sơn, tôi biết từ thưở nhỏ, khi đọc Hồng lâu mộng. Lâm Đại Ngọc đã nhắc tới câu thơ.Không biết có phải câu thơ hợp với thể tạng của Lâm Đại Ngọc, nhưng thử hình dung nếu tác giả Hồng lâu mộng cho Tiết Bảo Thoa nhắc tới câu thơ thì sẽ như thế nào? Vị tất Hồng lâu mộng còn là một kỳ thư.

Tôi từng thử dịch bài thơ của Lý Nghĩa Sơn. Cũng lâu rồi. Lâu rồi không đọc Đường thi và không dịch Đường thi nữa. Bài thơ của Lý Nghĩa Sơn cũng kỳ lạ. Một mối tương tư, nhớ nhung bạn trai. Cảm giác như một tiếng nấc vỡ òa trên lá sen khô.

Ở đình họ Lạc nhớ nhung Thôi Ung, Thôi Cổn

Hiên nước trong xanh trúc mướt bờ
Xa xôi cách trở nhớ khôn vừa
Bóng thu bảng lảng chiều sương đổ
Còn mỗi sen tàn hóng tiếng mưa

Túc Lạc thị đình ký hoài Thôi Ung, Thôi Cổn

Trúc ổ vô trần thủy hạm thanh
Tương tư điều đệ cách trùng thành
Thu âm bất tản sương phi vãn
Lưu đắc khô hà thính vũ thanh
Lý Thương Ẩn

 

Giải blog

Giờ đây blog của tôi có chế độ viết cho riêng mình tôi đọc và chế độ cho tất cả mọi người quan tâm đọc. Tôi đang tìm hiểu xem có thể đặt chế độ cho bạn bè đọc không.